Các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng bạn cần lưu ý

Các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng bạn cần lưu ý

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng không chỉ dừng lại ở phong cách thiết kế mà còn phải chú tâm đến trải nghiệm của khách hàng khi họ dùng món ăn tại đây.

Mỗi nhà hàng sẽ mang phong cách khác nhau, tuy nhiên nếu nhà hàng của bạn có những thiết kế độc đáo, hợp lý, hài hòa sẽ giúp những khách hàng cũ quay lại và thêm nhiều khách hàng mới. Cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng ngay tại bài viết dưới đây!

Tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà hàng

Bạn cần thống nhất thiết kế nhà hàng ở những “điểm chạm của khách hàng” trong nhà hàng của bạn như: khu phục vụ, khu thanh toán, khu vực nhà vệ sinh. Cần đảm bảo thiết kế thuận tiện, đúng an toàn vệ sinh thực phẩm ở khu vực bếp và kho. Và cuối cùng không được quên vấn đề phong thủy đâu nhé!

Phong cách thiết kế nhà hàng

Phong cách thiết kế nhà hàng phụ thuộc rất nhiều vào hình thức phục vụ món cũng như món ăn được phục vụ. Nếu nhà hàng phục vụ đồ ăn Nhật Bản thì phong cách thiết kế, trang trí phải dựa trên văn hóa của người Nhật. Vì thế có thể nói yếu tố món ăn và hình thức phục vụ chính là 2 yếu tố quan trọng khi xác định phong cách chung cho nhà hàng của bạn.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng dựa vào món ăn và khách hàng của bạn
Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng dựa vào món ăn và khách hàng của bạn

Những phong cách thiết kế nhà hàng thường thấy có thể kể đến như: Phong cách thiết kế kiểu Hàn Quốc, Nhật Bản, vintage pha một chút hiện đại (dành cho những nhà hàng phục vụ món Âu), đồng quê, cổ điển, hiện đại, Châu Âu, tối giản,… và nhiều phong cách độc đáo khác.

Ngoài ra, khi thiết kế phong cách nhà hàng bạn cũng cần quan tâm đến tệp khách hàng mục tiêu của mình. Tự đặt mình vào vị trí của họ và trả lời câu hỏi nếu là họ, bạn mong muốn sẽ đến một nhà hàng có thiết kế như thế nào nếu bạn giàu, bạn muốn hẹn hò, họp mặt gia đình bạn bè.

Bài trí và thiết kế khu vực phục vụ khách hàng

Đây chắc chắn là khu vực mà khách hàng sẽ dừng chân lâu nhất khi đến sử dụng món ăn tại nhà hàng của bạn. Vì vậy đòi hỏi bạn phải quan tâm nhiều hơn.

Bạn cần quan tâm đến những điều sau khi bài trí và thiết kế khu vực phục vụ khách hàng:

  • Đảm bảo không gian đi lại và không gian riêng tư của khách hàng. Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng các bàn cách nhau 70-80cm. Khuyến khích bài trí bàn dành cho gia đình, nhóm bạn cách xa những bàn dành cho cặp đôi hoặc bàn dành cho 2 người.
  • Thông thường tiêu chuẩn diện tích chỗ ngồi thường thấy tại các nhà hàng sang trọng là 1.8-2.0 m2/người, nhà hàng trung cấp: 1.6-1.8 m2/khách, nhà hàng bình dân: 1.4-1.6 m2/khách.
Chú ý vào diện tích phục vụ khách hàng khi bài trí nội thất
Chú ý vào diện tích phục vụ khách hàng khi bài trí nội thất

Nếu bạn đang muốn kinh doanh nhà hàng và có ý định kiếm doanh thu bằng cách sắp xếp chỗ ngồi của khách gần nhau hơn thì bạn nên xem xét lại một chút. Có thể bạn sẽ được lợi trước mắt, nhưng về lâu dài đây không phải là phương pháp hay. Việc sắp xếp các chỗ ngồi gần nhau khiến khách hàng nghĩ bạn không tôn trọng quyền riêng tư của họ và khiến họ có những trải nghiệm thật tệ!

Thiết kế khu vực bếp

Khu vực bếp cũng giống như “trái tim” của nhà hàng. Nơi đây bạn không cần quá chăm chút cho thiết kế hay phong cách. Bạn cần đặt sự thuận tiện khi làm việc và an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng dành cho khu vực nhà bếp đó là thiết kế theo hệ thống một chiều từ khâu nhập hàng cho đến khâu phục vụ món cho khách hàng. Điều này đảm bảo những vi khuẩn từ đồ tươi sống sẽ không ảnh hưởng đến thành phẩm món ăn.

Bên cạnh đó bạn cần thiết kế nhà bếp thuận lợi cho việc sơ chế, bảo quản và nấu nướng. Khi mọi thứ hoạt động theo một quy trình thì năng suất làm việc của nhân viên bếp cũng sẽ tăng. Khách hàng không cảm thấy khó chịu vì đợi món ăn quá lâu.

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng một chiều
Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng một chiềuXem thêm: Những thiết kế nhà hàng được giới trẻ yêu thích 

Thiết kế khu vực thanh toán

Nếu khu vực bếp được ví như “trái tim” thì khu vực thanh toán chính là “khuôn mặt” của nhà hàng. Thông thường, nhà hàng sẽ gộp chung quầy bar và quầy thanh toán làm một. Khu vực này phải thoải mái cho 2 người đi qua đi lại với nhau. Nhân viên sẽ thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển và khu vực thanh toán sẽ trông không quá hẹp. Dĩ nhiên những máy móc liên quan đến ng việc pha chế và tính tiền cũng cần được thiết kế hợp lý, thuận tiện cho quá trình phục vụ khách hàng.

Tại khu vực thanh toán có thể trang trí những món đồ phù hợp với phong cách thiết kế của nhà hàng. Khi trang trí khu vực thanh toán bạn cần chú ý đến vấn đề phong thủy và ít nhiều gây ấn tượng tốt với khách hàng.

Thiết kế khu vực nhà vệ sinh

Khu vực nhà vệ sinh cũng quan trọng không kém trong nhà hàng. Và bạn cần phải phân ng nhân viên kiểm tra thường xuyên trong suốt ca làm. Những lưu ý bạn cần quan tâm đến khi thiết kế nhà vệ sinh:

  • Dễ nhìn thấy đối với khách hàng.
  • Thiết kế đèn, cửa thông gió tự nhiên, gương, trang trí đơn giản.
  • Khuyến khích có nhà vệ sinh riêng cho nam nữ và người khuyết tật.
  • Hệ thống ánh sáng phù hợp, không quá sáng không quá tối.
  • Trang bị đầy đủ tiện ích.
  • Đẹp, sạch sẽ và thơm.
Thiết kế khu vực nhà vệ sinh tại một nhà hàng
Thiết kế khu vực nhà vệ sinh tại một nhà hàng

Thiết kế nội thất của nhà hàng

Một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng về vấn đề nội thất chính là khiến khách hàng thoải mái trong suốt quá trình sử dụng món. Tùy vào thiết kế tổng quan của nhà hàng mà bạn lựa chọn màu sắc cho các thiết bị nội thất. Bàn ghế tại nhà hàng thường xuyên chịu nhiều tác động lực, môi trường (độ ẩm, nóng lạnh thất thường,…). Vì thế nếu bạn cần lựa chọn loại bàn ghế có độ bền cao, sử dụng được lâu dài.

Các chất liệu thường thấy như: gỗ ng nghiệp, lát đá hoa cương, gỗ thịt, gạch men. Những tiêu chuẩn về kích thước của bàn ghế tại nhà hàng (đây là kích thước trung bình): chiều cao từ sàn đến mặt ghế: 0.45m, chiều cao từ sàn đến bàn là 0.75 m. Sẽ rất tuyệt vời nếu như khách hàng được thưởng thức những món ăn ngon, thoải mái cười đùa nói chuyện với nhau trong không gian đẹp mắt.

Các vấn đề phong thủy cần lưu ý

Bên cạnh những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng thì bạn không nên bỏ qua vấn đề phong thủy. Thiết kế, bài trí đồ nội thất hợp phong thủy sẽ giúp cho nhà hàng của bạn kinh doanh phát đạt, có nhiều vận may và cơ hội.

  • Địa điểm: Đây không chỉ là vấn đề phong thủy mà còn giúp cho nhà hàng của bạn được khách hàng dễ dàng nhìn thấy và ghé đến. Bạn nên lựa chọn địa điểm mặt tiền có nhiều người qua lại. Nếu không phải là mặt tiền thì ưu tiên dễ tìm thấy, dễ đi.
  • Màu sắc chủ đạo: Màu sắc chủ đạo sẽ phụ thuộc vào phong cách của nhà hàng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn màu sắc vừa phù hợp với phong cách vừa hợp phong thủy.
  • Đối với khu vực bếp cần lưu ý tránh những nơi tụ khí hút gió, tránh hướng bắc, tránh cửa sổ. Ưu tiên xem xét hướng Đông hoặc Nam cho người muốn kinh doanh nhà hàng.

Màu sắc và ánh sáng của nhà hàng

Phụ thuộc vào phong cách thiết kế, hình thức phục vụ và logo của nhà hàng. Việc đồng bộ 3 điều trên sẽ giúp cho khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn. Ví dụ như đối với cửa hàng thức ăn nhanh KFC. Tone màu chủ đạo mà thương hiệu sử dụng chính là màu đỏ, vừa trùng với màu logo vừa phù hợp với hình thức kinh doanh. Tông màu nóng như màu đỏ sẽ hối thúc khách hàng ăn nhanh hơn và cảm thấy ngon miệng hơn.

Màu sắc thiết kế nhà hàng thức ăn nhanh thường là màu đỏ
Màu sắc thiết kế nhà hàng thức ăn nhanh thường là màu đỏ

Đối với những nhà hàng phục vụ đồ ăn cho đối tượng chính là gia đình, buổi gặp mặt nhẹ nhàng thì thường sử dụng ánh sáng vàng, gam màu nhẹ nhàng tạo sự ấm cúng.

Đăng ký tư vấn miễn phí