THỊ TRƯỜNG NGÀNH F&B: CƠ HỘI TĂNG TRƯỞNG VÀ THÁCH THỨC

THỊ TRƯỜNG NGÀNH F&B: CƠ HỘI TĂNG TRƯỞNG VÀ THÁCH THỨC

Nhìn chung tình hình năm 2022 của ngành F&B khá ảm đạm, không đạt được những tăng trưởng như kỳ vọng. Cụ thể, tăng trưởng trung bình của ngành thấp hơn nhiều so với tăng trưởng trung bình của chỉ số SSI, chỉ đạt được 12% so với 34%.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm này đến từ cả hai nguyên nhân trong nước và tình hình quốc tế.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp F&B tại Việt Nam qua bài viết sau.

  1. Tổng quan tình hình ngành F&B năm 2022

1.1 Khởi sắc sau đại dịch với nhiều thuận lợi và thách thức 

Những khó khăn trong nước

Ở trong nước, tình hình dịch bệnh ở năm 2022 diễn biến phức tạp hơn cả ở năm 2021, do biến thể Delta – khiến nhiều tỉnh thành đầu kéo kinh tế ở Việt Nam phải giãn cách xã hội trong nửa sau quý II và gần như toàn bộ quý III. Doanh số của ngành bán lẻ tổng kết Q3/2021 đã giảm tới 30,7%, với sự ảnh hưởng lên ngành F&B.

Bất ổn từ quốc tế

Cuộc chiến Nga – Ukraine cùng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu khiến những quốc gia có chính sách thắt chặt giãn cách xã hội, gây ra đứt gãy chuỗi logistics, khiến chỉ số giá lương thực tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua với con số 134,4 điểm – tăng mạnh 23,8% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, cả Nga và Ukraine đều là hai quốc gia xuất khẩu lương thực và phân bón lớn, với sự gián đoạn nguồn cung ra thị trường quốc tế càng tạo áp lực lớn lên ngành thực phẩm

Khác biệt giữa các mảng

Phân tích sâu hơn, với những khó khăn đó, có một vài điểm sáng cho thị trường F&B trong năm 2021. Ngành thực phẩm vẫn có một số mảng giữ vững được tăng trưởng như: thực phẩm ăn liền, gia vị, dầu ăn, đường đối nghịch với mảng bia và sữa. Yếu tố này đến từ lý do trong thời gian giãn cách và đại dịch, người tiêu dùng sẽ tập trung vào những mặt hàng thiết yếu hơn.

Nước đi của các ông lớn

Cuối cùng, các tập đoàn lớn F&B cũng có những nước đi để cải thiện tình thể trong năm qua. Cụ thể, trong năm qua đáng chú ý nhất có thể kể đến nước đi của ông lớn ngành bán lẻ Masan mua lại 20% cổ phần của CTCP Phúc Long Heritage, 51% cổ phần 3F Việt. Vinamilk cũng đã tiến hành sáp nhập Vilico và GTNFoods để tập trung phát triển mảng sữa và thịt bò. Các thương vụ M&A là một xu hướng phổ biến để các công ty củng cố thể lực chống lại đại dịch.

Với những dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng trong năm 2020, năm 2021 được dự đoán là sẽ có những khởi sắc tốt đẹp như: 

Thời gian phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng được dự báo khá tích cực với 56,3% số doanh nghiệp ước tính mất khoảng 6 tháng, 25% số doanh nghiệp mất khoảng 7-12 tháng và 18,7% mất nhiều hơn 12 tháng. Các doanh nghiệp đồ uống mất nhiều thời gian hơn so với các doanh nghiệp thực phẩm.

Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh, nhưng đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp làm mới mình, tái cấu trúc mô hình kinh doanh, tìm hướng đi mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. 

Năm chiến lược ưu tiên được doanh nghiệp đúc kết để ứng phó với COVID là: Tăng trưởng doanh thu; Ưu tiên phát triển thị trường hiện tại; Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm; Đa dạng hóa nguồn cung ứng, ưu tiên nguồn cung trong nước; Mở rộng, phát triển các kênh phân phối online trên nền tảng thương mại điện tử. 

Ngoài những tiềm năng và cơ hội, doanh nghiệp ngành F&B cũng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như: 

Sức ép cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc kinh tế do 

COVID là khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp ngành F&B. Các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong những năm tiếp theo. Doanh thu giảm mạnh trong khi doanh nghiệp vẫn phải chi trả các khoản phí liên quan cho người lao động, mặt bằng, lãi vay,..

Khó khăn về thị trường: Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của khách hàng buộc doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong chiến lược kinh doanh, tìm ra được mô hình kinh doanh mới và có những phương án khắc phục, thúc đẩy doanh thu phát triển ở thời kỳ Hậu COVID. 

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu: Mặc dù Việt Nam đã khắc phục dịch bệnh rất tốt nhưng trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp, kéo dài dẫn đến chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đứt gãy vẫn chưa thể khắc phục ngay được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có đầu vào hay đầu ra phụ thuộc vào mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng quốc tế. 

Những vấn đề liên quan đến logistics, quản trị nhân sự: Đối mặt với một cú sốc như Covid-19, 85% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics như: Nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống 

Thiếu hụt nguồn nhân sự

Năm 2021 đầy biến động với ngành F&B và dư chấn vẫn tiếp tục tác động đến năm 2022. Bắt đầu năm 2022 khởi sắc với các điều kiện phục hồi đã dần đạt được, đồng thời từ đó xuất hiện nhiều xu hướng mới cho ngành F&B, tạo nên nhiều tác động lên doanh nghiệp. Hãy cùng WIN Flavor tìm hiểu qua bài viết này.

1.2 Bức tranh F&B cuối năm 2022

1.2.1. Điều kiện cần để ngành F&B phát triển mạnh mẽ hơn

Để ngành F&B tại Việt Nam nói chung có thể khởi sắc hơn, cần giảm các sức ép từ cả trong nước và quốc tế, với hai hạt nhân chính là giá nguyên liệu cần ổn định hơn và các ngành nghề khác được phục hồi từ đó thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng.

  • Giá nguyên liệu ổn định trở lại sau xung đột Nga – Ukraine nổ ra

Một tin tốt cho thị trường F&B nói chung là giá hàng hóa đã giảm dần trở lại, theo cập nhập tháng 8 từ Vietnam Economy. Các mặt hàng tiêu dùng ở đầu chuỗi cung ứng hiện đã giảm trung bình 20%, và vẫn đang dần trở lại mức ổn định trước khi xung đột Nga – Ukraine.

  • Các ngành nghề dịch vụ, du lịch khác được phục hồi lại

Gặp khó khăn cho ngành bia và sữa ở năm 2021, nhưng ở cuối năm 2022 – dự báo ngành hàng này sẽ tăng trưởng trở lại cùng với sự phát triển mạnh mẽ hơn của các mảng khác thuộc F&B, trong bối cảnh kinh tế phục hồi dần hậu giãn cách xã hội. Từ đó, dẫn đến xu hướng người dùng sẽ có thêm nhiều khả năng chi tiêu hơn.

1.2.2. Những thách thức còn tồn đọng

Dù nền kinh tế đã dần đạt được các yếu tố kể trên, tạo thuận lợi cho ngành F&B hiện nay phát triển, nhưng vẫn còn đó những thách thức:

  • Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi hậu đại dịch

Hiện nay người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe hơn. Theo báo cáo của báo của Nielsen được báo Chính Phủ Tp.Hồ Chí Minh dẫn nguồn, xu hướng mua sản phẩm lành mạnh đã tăng thêm 32%, đặc biệt các sản phẩm được đánh giá cao với sự minh bạch trong thành phần, chiết xuất từ thiên nhiên và chế độ dinh dưỡng đặc biệt tăng kỷ lục.

  • Nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại với biến thể mới

Dù trong bối cảnh vắc xin đã phủ hầu hết toàn cầu – nhưng sự bất ngờ của đại dịch là không thể chủ quan, chính phủ và doanh nghiệp các nước vẫn có những kế hoạch ứng phó trước.

  • Giá trị đầu vào của nguyên liệu nhập khẩu tương đối cao

Dù đã giảm nhiều so với mức đỉnh, nhưng giá nguyên liệu đầu vào vẫn chưa ở mức trước khi các bất ổn toàn cầu xảy ra, đặc biệt là với nguyên liệu nhập khẩu. Kèm theo lạm phát tăng cao tại Mỹ – một nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, với động thái tăng lãi suất từ FED. Thì câu hỏi cho vấn đề đà giảm của nguyên liệu nhập khẩu có tiếp tục được giảm không thì vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

  1. Các xu hướng tiêu dùng sau đại dịch ngành F&B

Từ cuộc khủng hoảng Covid-19 trên toàn cầu cùng với những bất ổn chính trị trên toàn cầu đã tác động lớn đến ngành F&B Việt Nam. Tại Việt Nam, đã có nhiều xu hướng dịch chuyển trong cách vận hành của cả các nhà hàng, doanh nghiệp lẫn hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, vậy những xu hướng đó là gì?

2.1 Phục vụ, phân phối sản phẩm đa kênh

Trong 2 năm đại dịch, hình thức bán đồ ăn online đã phát triển rất mạnh mẽ, xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh mới không cần không gian lớn, và có thể phân phối qua đa kênh, cả kênh bên thứ ba lẫn kênh tự xây dựng. Người dùng đã có thói quen đặt thức ăn và ngồi tại nhà ăn trong những ngày giãn cách. Đại dịch đi qua, những thói quen trên vẫn sẽ ở lại.

2.2 Tăng kênh phủ sóng, giảm diện tích mặt bằng

Mặt bằng là gánh nặng lớn với những chủ cửa hàng kinh doanh F&B, nhiều cơ sở đã chọn hướng mở rộng chi nhánh diện tích nhỏ. Ngoài ra, với mục tiêu nhận diện thương hiệu trên diện rộng đã thúc đẩy việc mở “mặt bằng online” trên các nền tảng đặt – giao thức ăn giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Xu hướng này cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành F&B, tạo đà cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

2.3 Xu hướng tự phục vụ

Xu hướng tiêu dùng nhanh đã phổ biến cả trước khi Covid-19 bùng nổ và càng được phổ biến hơn hậu đại dịch. Xu hướng phục vụ tại bàn dần chuyển dịch sang mô hình tự phục vụ – tạo nên lợi thế về tiết kiệm chi phí nhân sự cho nhà hàng mà không bị mất lòng khách hàng. Việc xây dựng mô hình tự phục vụ giúp đồng bộ chất lượng giữa các cơ sở và các món ăn có thể làm hàng loạt do được chuẩn bị từ trước, rút ngắn thời gian hơn.

2.4 Tinh gọn nhân sự

Đại dịch đã khiến nhiều người làm trong ngành F&B mất việc. Tuy nhiên, phương pháp chọn lao động giá rẻ nhưng không ổn định để bù vào nhân sự hao hụt hậu Covid-19 không bền vững. Nên xu hướng đào tạo một nhân viên đa nhiệm, với sự hỗ trợ từ công nghệ cùng với phương pháp tự phục vụ có thể giảm đi nhiều áp lực cho nhân viên lẫn kinh phí của nhà hàng khi vận hành bộ máy.

2.5 Bùng nổ phương thức thanh toán

Với tiêu chí đảm bảo an toàn và hạn chế tiếp xúc, quá trình thanh toán được yêu cầu giảm sử dụng tiền mặt. Nắm bắt cơ hội này, kể từ khi đại dịch bùng phát, phương thức thanh toán dùng ví điện tử được nhiều doanh nghiệp FinTech vào tranh giành miếng bánh thị phần, những cái tên lớn có thể kể đến như: MoMo, ZaloPay, Moca, v.v. Từ đó đã giảm bớt phần nào tâm lý lo ngại khi phải ăn ngoài, cũng như cho người dùng thêm một lựa chọn mới.

Có thể thấy, dù đại dịch tạo ra nhiều thách thức nhưng cũng mang tới nhiều cơ hội cho ngành F&B. Cuộc đua giờ đây không chỉ của doanh nghiệp F&B truyền thống mà còn rất nhiều bên khác tham gia vào chuỗi giá trị để tạo thêm lợi nhuận.

(Nguồn: WIN Flavor)

Đăng ký tư vấn miễn phí