Các biểu hiện gian lận phổ biến nhà hàng nào cũng gặp và biện pháp xử lý

Các biểu hiện gian lận phổ biến nhà hàng nào cũng gặp và biện pháp xử lý

I. Biểu hiện gian lận của nhân viên nhà hàng và hướng giải quyết

Trước hết hãy cùng nhận định, có 2 bộ phận thường xuyên và dễ xảy ra vấn đề gian lận nhất trong nhà hàng của bạn là thu ngân và phục vụ. Đặc biệt với những mô hình lớn hoặc chuỗi nhà hàng, chủ đầu tư hoặc quản lý không thường xuyên có mặt tại nhà hàng dẫn đến tình tình trạng thất thoát. Những cái nhỏ rồi thành lớn dần ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và hình ảnh nhà hàng.

Đặc biệt đa số nhà hàng là mô hình trả sau (dùng món xong mới thanh toán) nên một số nhân viên có thể lợi dụng vào đó để gian lận hóa đơn hoặc nguyên vật liệu.

Nhân viên thu ngân và phục vụ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cũng như là những người trực tiếp thanh toán cho khách. Vậy nhân viên trong những bộ phận này có những cách nào để gian lận? Cùng tìm hiểu những hình thức gian lận ở từng vị trí khi nhà hàng quản lý bằng cách thủ ng hoặc quản lý bằng phần mềm.

nhân viên gian lận

1.1. Bộ phận phục vụ

Đối với hình thức quản lý truyền thống (sổ sách, excel) 

Một số nhà hàng quy mô nhỏ và vừa vẫn còn sử dụng giấy tờ thủ ng để quản lý: order món ăn, quản lý doanh thu, nguyên vật liệu, chi tiêu… Nhân viên gian lận sẽ sử dụng sổ cá nhân để ghi hóa đơn hoặc không ghi hóa đơn, chỉ tính tiền bằng miệng.

Hoặc nhân viên phục vụ đưa đồ ăn bên ngoài vào phục vụ khách, thu tiền riêng. Mua hàng với bên cung ứng nguyên vật liệu để ăn chênh lệch, đưa nguyên liệu kém chất lượng vào nhà hàng.

Hóa đơn bán hàng ghi tay

Để giải quyết sự gian lận này của nhân viên, nhiều chủ nhà hàng khắc phục bằng cách mua sổ hóa đơn có đánh số thứ tự trang để nhận order, tính tiền cho khách. Tuy nhiên nhiều nhân viên láu cá vẫn tìm được cách gian lận.

Đối với nhà hàng đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Một số phần mềm bán hàng vẫn có lỗ hổng để nhân viên lách và gian lận, cụ thể như:

  • Ghi món cho người thân, bạn bè rồi tự động hủy món để không phải trả tiền
  • Hủy món/hồi món khi kiểm đồ nhưng không trả đồ vào kho mà cất túi riêng
  • Không ghi chép, order trên sổ sách mà thu tiền của khách bỏ vào túi riêng
  • Đưa đồ ăn bên ngoài vào để bán cho khách, sau đó bỏ túi, ăn chênh lệch

Cách giải quyết những trường hợp này như sau:

  • Đối với mỗi trường hợp hủy món, hồi món, thay đổi món hay thay đổi thông tin đơn của khách hàng ngồi từ bàn này sang bàn khác… đều phải được xác nhận bởi cấp quản lý trở lên.
  • So sánh, đối chiếu tình hình hoạt động thực tế thông qua camera giám sát và tình hình phục vụ ghi nhận được trên ứng dụng quản lý
  • Quy định với bộ phận bếp/bar, chỉ thực hiện chế biến khi có phiếu yêu cầu từ hệ thống, tuyệt đối không nhận những yêu cầu theo kiểu báo miệng hay ghi tay

Đăng ký tư vấn miễn phí